Thứ sáu, Ngày 19/04/2024

CƠN TĂNG HUYẾT ÁP

  • 21/05/2015
  • 2097 lượt xem
I. ĐỊNH NGHĨA

1. Cơn tăng huyết áp:

· Là tình trạng huyết áp tăng đáng
kể cần được giảm nhanh chóng trong vòng 1 giờ (trường hợp tăng huyết áp
cấp cứu), hoặc trong vòng 24 giờ (trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp) 
[2].

· Tăng huyết áp cấp cứu: huyết áp tâm trương ≥ 130 mmHg và có tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc tiến triển [2].

· Tăng huyết áp khẩn cấp: huyết áp tâm trương ≥ 130 mmHg và không có tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc tiến triển [2].

2. Tăng huyết áp ác tính tiến triển nhanh:

· Là tình trạng tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu võng mạc [2]:

i. Tiến triển nhanh: võng mạc có xuất huyết, xuất tiết [2].

ii. Ác tính: phù gai thị [2].

3. Bệnh não do tăng huyết áp:

· Đặc trưng bởi nhức đầu, nôn mửa,
mù thoáng qua, co giật, lú lẫn, hôn mê…khi huyết áp tăng cao đột ngột. 
Các triệu chứng này có thể mất đi với điều trị hạ áp [2].

II. YẾU TỐ KHỞI PHÁT

· Ngừng điều trị tăng huyết áp [1]

· Có dùng những thuốc hay những chất độc như:

i. Những chất co mạch đường mũi [1]

ii. Kháng viêm không steroide [1]

iii. Nội tiết tố: estroprogesteron [1]

iv. Thuốc phiện [1].

· Bệnh đi kèm:

i. Sốt cao [1].

ii. Đau cấp tính [1]

iii. Tai biến mạch máu não [1].

III. SINH LÝ BỆNH

Khi huyết áp tâm trương ≥ 130 mmHg sẽ gây các hậu quả tại chỗ và toàn 
thân, làm huyết áp càng tăng thêm và gây tổn thương mạch máu, dẫn đến 
tăng huyết áp tiến triển nhanh [2].

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Cơn tăng huyết áp khẩn cấp:


· Cần giảm huyết áp trong vòng 24 giờ [2]:

o Nifedipine (loại không tác dụng kéo dài): 10 – 20 mg uống. Lập lại sau 30 phút [2].

o Captopril 25 mg uống, lập lại nếu cần [2].

o Labetalol 200 – 400 mg uống. Lập lại mỗi 2 – 3 giờ [2].

2. Tăng huyết áp cấp cứu:

· Mục tiêu: giảm huyết áp trung 
bình xuống không quá 25 % trong vòng vài phút đến 2 giờ. Sau đó tới 
160/100 – 180/100 mmHg trong vòng 2 – 6 giờ [2].

· Tránh hạ áp đột ngột vì sẽ gây tổn thương thận, não, mạch vành [2].

· Theo JNC VI: Nifedipine ngậm 
dưới lưỡi có thể gây hạ áp không kiểm soát được và có nhiều tác dụng 
phụ, do đó không nên sử dụng [2].

· Lợi tiểu không có chỉ định nào 
khác trong điều trị khẩn cấp trừ trường hợp phù phổi cấp ở người tăng 
huyết áp. Nó sẽ làm trầm trọng thêm sự mất nước và làm tăng suy thận 
[1].

· Thuốc: 

o Natri nitroprusside truyền TM 0.25 – 10 µg/kg/phút [2]

o Nitroglycerine truyền TM 5 – 500 µg/phút [2]

o Nicardipin truyền TM 2 – 10 mg/h [2]

o Labetalol 20 – 80 mg tiêm TM trong 10 phút, sau đó truyền TM 0.5 – 2 mg/phút [2].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alain Combes (1998), tim mạch học, nhà xuất bản Concours Médical, tr. 369 – 373.

2. Trương Văn Việt (2002), Cẩm nang điều trị hồi sức cấp cứu, lưu hành nội bộ bệnh viện Chợ Rẫy, tr.131 – 134.
 

 

dongyhoangtuyen.com

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

CÁC BÀI LIÊN QUAN